Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Reports Sustainabilitycho biết nếu không có quy định quản lý việc khai thác Bitcoin,ỗigiaodịchBitcointiêuthụlượngnướccủabểbơtruc tiếp xsmn quy mô tiêu thụ nước của hoạt động này có thể ảnh hưởng đến nguồn nước uống, đặc biệt là ở các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước như Mỹ.
Alex de Vries - tác giả nghiên cứu ví von mỗi giao dịch Bitcoin giống như nước của bể bơi bị bốc hơi. Việc đào Bitcoin đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ để giải các phương trình toán học, người nào trả lời đúng sẽ được thưởng một phần giá trị của Bitcoin.
Theo EuroNews, mức tiêu thụ năng lượng của tiền số trong năm 2020 cao hơn tổng mức tiêu thụ năng lượng của Pakistan. Tuy nhiên, lượng nước mà một giao dịch Bitcoin sử dụng hiếm khi được báo cáo và có khả năng cao hơn ước tính.
Với việc giá Bitcoin vượt mốc 40.000 USD, Alex de Vries dự kiến mức tiêu thụ nước của đồng tiền số lớn nhất thế giới cũng sẽ tăng lên 2.300 tỉ lít, tăng hơn 40% so với năm 2021. Đây sẽ là một vấn đề nan giải đối với các quốc gia ở Trung Á, chẳng hạn như Kazakhstan - một trong những trung tâm khai thác tiền số hàng đầu thế giới. Nghiên cứu cũng ước tính việc đào Bitcoin tại Mỹ tiêu thụ lượng nước tương đương 300.000 hộ gia đình hoặc một thành phố như Washington.
De Vries lập luận rằng việc sử dụng năng lượng tái tạo thay vì điện không phải là giải pháp lý tưởng để giảm lượng khí thải carbon của Bitcoin khi lượng năng lượng tái tạo ở nhiều quốc gia vẫn còn hạn chế.
Tuy nhiên, nếu Bitcoin thay đổi công nghệ để thân thiện với môi trường hơn thì thiệt hại sẽ giảm đi đáng kể. Bitcoin hiện sử dụng mô hình Proof of Work (PoW), yêu cầu các thợ đào chạy đua để giải mã các bài toán xác thực giao dịch. Người nào đưa ra đáp án đầu tiên sẽ tạo ra block (khối) tiếp theo và nhận phần thưởng là đồng mã hóa. Lượng điện năng mà các máy móc tiêu thụ để giải bài toán được xem như “bằng chứng công việc” để đảm bảo sự đồng thuận trên hệ thống.
Đồng tiền số lớn thứ hai Ethereum đã chuyển sang Proof of Stake (PoS) vào năm 2022. Đối với cơ chế PoS, sức mạnh của máy đào không làm tăng cơ hội giành được phần thưởng và khả năng tạo khối tiếp theo cho blockchain. Các thợ đào phải đặt cọc một số Ether nhất định, ít nhất là 32 Ether (khoảng hơn 50.000 USD) để được hệ thống chọn ngẫu nhiên là người tạo khối tiếp theo. Càng đặt nhiều Ether, càng có nhiều cơ hội được hệ thống chọn.
Trong cả hai hệ thống, người tạo ra block kế tiếp sẽ được thưởng một khoản phí giao dịch kèm đồng Ether hoặc Bitcoin mới. Trong cơ chế PoS, thợ đào cũng sẽ nhận phần thưởng nếu góp phần bảo mật mạng lưới.
Bitcoin cũng có thể thay đổi sang cơ chế mới nếu đạt được sự đồng thuận từ những thợ đào tham gia mạng lưới, nhưng De Vries cho rằng nhiều thợ đào Bitcoin không muốn thay đổi để bảo toàn khoản đầu tư.
Việc không thay đổi giúp Bitcoin tăng giá trị, nhưng giữ nguyên cơ chế cũng mang lại rủi ro khác. Số lượng Bitcoin được đào đang tiếp tục giảm, dự kiến Bitcoin cuối cùng sẽ được đào vào năm 2040 và sau đó sẽ không còn phần thưởng cho các thợ đào, ông De Vries nhấn mạnh.